Các hãng gas lớn bắt tay nhau làm giá, thường
ấn định giá bán ra thị trường với mức lãi vài chục ngàn đồng/bình 12 kg.
Doanh nghiệp gas nhỏ dù chi phí ít, giá thành thấp cũng ăn theo giá gas của
các hãng lớn.
>>
Không kiểm soát được giá gas
Theo tính toán từ giới kinh doanh
gas, với giá thế giới hiện khoảng 725 USD/tấn, cộng các chi phí và thuế, giá
thành mỗi tấn gas về đến kho của doanh nghiệp (DN) khoảng 850 USD, tương đương
15.725 đồng/kg.
Siêu lợi nhuận
Tuy nhiên, giá gas mà các DN này bán lẻ đến tay người tiêu dùng bị đẩy lên từ
267.000 đồng đến hơn 300.000 đồng/bình 12 kg - tức từ 22.250 đồng đến 25.000
đồng/kg. Như vậy, giới kinh doanh gas lãi từ 6.500 đồng đến hơn 9.000 đồng/kg,
tức từ 78.000 đồng đến 108.000 đồng/bình 12 kg.
Các DN kinh doanh gas cho biết họ phải tốn nhiều chi phí khác, như vận chuyển từ
kho về trạm chiết, chiết nạp, khấu hao vỏ bình, quản lý DN, phân phối..., tổng
cộng hơn 25.000 đồng/bình 12 kg. Tuy nhiên, tính luôn các chi phí này, DN vẫn
còn lãi 53.000 đồng - 83.000 đồng/bình 12 kg.
|
Một
đại lý đem gas đến hộ tiêu dùng ở quận 3 – TPHCM. (Ảnh: N.Hữu)
|
Với mức siêu lợi nhuận này, lẽ ra
các DN phải giảm giá bán lẻ cho người tiêu dùng nhưng lâu nay họ chỉ lo o bế hệ
thống bán lẻ. Đại lý cấp 1 được hưởng hoa hồng 5.000 đồng - 6.000 đồng/bình 12
kg; đại lý cấp 2 (cửa hàng bán lẻ) hưởng đậm hơn, 20.000 đồng- 30.000 đồng. Như
vậy, DN gas đầu mối vẫn còn bỏ túi ít nhất 30.000 đồng - 50.000 đồng/bình 12 kg.
Bắt tay làm giá
Theo giới chuyên môn, sở dĩ giá gas bán trên thị trường quá cao là do các DN lớn
ngấm ngầm bắt tay nhau làm giá. Trong khi đó, các DN nhỏ, dù chi phí ít, giá
thành thấp song cũng ngóng chờ để ăn theo giá gas của các hãng lớn. Mỗi lần các
hãng lớn tăng hoặc giảm giá gas bán lẻ, các DN nhỏ đều dựa vào đó để làm giá bán
cho đơn vị mình. Từ đó, các DN nhỏ hưởng lợi theo giá cao ngất của DN lớn.
Điều bất hợp lý là nhiều DN lớn có bộ máy cồng kềnh, quản lý yếu kém, không kiểm
soát được tình trạng mất vỏ bình, qua nhiều khâu trung gian... nên giá thành gas
bị đẩy lên cao. Còn DN nhỏ, với bộ máy quản lý gọn nhẹ, quản lý hiệu quả nên giá
thành gas luôn thấp hơn DN lớn từ 10.000 đồng- 15.000 đồng/bình 12 kg. Dù DN nhỏ
không đủ điều kiện nhập khẩu gas, phải mua lại của đơn vị khác nhưng chỉ cần bán
ra rẻ hơn 5%- 10% so với các hãng lớn, họ vẫn có lãi.
Ông Nguyễn Sĩ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas VN, cho biết giá gas lâu nay còn tùy
tiện, chưa quản lý được. Sắp tới, Bộ Công Thương sẽ soạn thảo lại quy chế quản
lý các đại lý bán lẻ gas. Hiệp hội Gas VN sẽ tính toán giá cả mặt hàng gas cụ
thể cho từng thời điểm và công bố mức giá định hướng trung bình để người tiêu
dùng tham khảo. Nếu DN nào tăng giá bán cao bất thường, hiệp hội sẽ mời cơ quan
chức năng vào cuộc kiểm tra.
Gas lậu càng
"ăn” bạo
|
Do giá gas
cao, tình trạng sang chiết gas lậu gần đây đã bùng phát mạnh
trở lại. Từ tháng 11-2009 đến nay, Chi cục QLTT TPHCM đã
phát hiện hàng chục vụ vận chuyển, kinh doanh gas lậu với
hơn 2.000 bình 12 kg (chưa kể bình mini).
Người tiêu
dùng khi sử dụng gas lậu sẽ bị thiệt hại mỗi bình 1-3 kg do
bị bơm thiếu. Như vậy, giới kinh doanh gas lậu sẽ bỏ túi
thêm 25.000 - 75.000 đồng/bình 12 kg, trong khi họ không
phải đóng bất cứ loại thuế nào.
Giới kinh
doanh gas lậu thường sử dụng loại gas bồn, gas công nghiệp,
gas có chất lượng kém với giá rẻ hơn hàng bảo đảm chất lượng
từ 10% - 20%. Loại gas này vốn có nhiều tạp chất. Giới kinh
doanh gas lậu còn sử dụng cả loại khí tương tự như gas nhưng
rẻ hơn 30% - 40% để trộn với gas bán ra thị trường. Dùng
loại khí này sẽ rất nguy hiểm do chúng có áp suất cao, bốc
hơi nhanh nhưng nhiệt độ lại thấp.
Một thủ thuật
khác mà giới kinh doanh gas lậu thường sử dụng là phối trộn
giữa các loại gas theo tỉ lệ 50% propane và 50% butane; hoặc
propane chiếm đến 70%-90%. Loại gas propane rẻ hơn gas
butane từ 20 USD - 30 USD/tấn nhưng cho lửa kém, nhiệt độ
thấp.
|
|
|