Statistics |
Thời gian online: 7 Khách 7 Người dùng 0 |
|
Home » 2009 » Tháng 12 » 23 » Khởi công dự án tuyến metro đầu tiên tại TPHCM
10:49 AM Khởi công dự án tuyến metro đầu tiên tại TPHCM |
Khởi công dự án tuyến metro đầu tiên tại TPHCM
22/2/2008 7:55:26 AM
Nhà ga tuyến đường sắt đô thị (metro) Bến Thành - Suối Tiên (Thành phố
Hồ Chí Minh) đã được khởi công ngày 21/2, chính thức khởi động dự án
metro đầu tiên của Việt Nam.
Tại buổi lễ khởi công, ông Nguyễn Đô Lương, Trưởng Ban quản lý Đường
sắt Đô thị Thành phố, chủ đầu tư dự án, cho biết việc khởi động tuyến
tàu điện ngầm Bến Thành - Suối Tiên nằm trong kế hoạch phát triển giao
thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống 6 tuyến metro và 3
tuyến xe điện chạy trên mặt đất.
Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (tuyến số 1) có tổng chiều dài 19,7
km, chạy qua địa bàn các quận 1, Bình Thạnh, quận 2, Thủ Đức, quận 9 và
huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương). Toàn tuyến có 14 ga, trong đó 3 ga ngầm
và 11 ga trên cao. Tổng mức đầu tư của dự án này khoảng 1,1 tỷ USD,
trong đó 83% là vốn vay ODA của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản,
phần còn lại là vốn đối ứng của Thành phố Hồ Chí Minh.
Song song với việc triển khai hạng mục đầu tiên của dự án metro, Ban
quản lý đường sắt đô thị và liên danh nhà thầu tư vấn Nhật Bản sẽ thực
hiện các công việc chính của dự án tuyến metro như khảo sát, thiết kế,
lập và trình cấp thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu cho 4 gói thầu xây
dựng đoạn metro ngầm từ Bến Thành đến Ba Son dài 2,6 km; xây dựng đoạn
metro trên cao từ Ba Son đi dọc hành lang phía Bắc của xa lộ Hà Nội đến
ga Long Bình dài 17,1 km; cung cấp thiết bị cơ điện, đường ray, toa xe.
Dự kiến đầu năm 2009, các bên sẽ thực hiện xong công tác đấu thầu, ký
kết hợp đồng và tổ chức thi công 4 gói thầu này; đến giữa năm 2013 hoàn
thành thi công toàn bộ tuyến metro, sau đó khai thác thử nghiệm trong
vòng 6 tháng và đến đầu năm 2014 đưa vào khai thác chính thức./.
VNA
Xây dựng tuyến đường sắt đô thị TpHCM (tuyến Métro số 1), tuyến Bến Thành - Suối Tiên
Mục tiêu đầu tư :
Theo kết quả của Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi về giao thông
vận tải đô thị thành phố Hồ Chí Minh, xa lộ Hà Nội là tuyến giao thông
quan trọng ở cửa ngõ phía Đông-Bắc, kết nối thành phố Hồ Chí Minh với
Biên Hòa, Vũng Tàu…, nơi có lưu lượng giao thông cao nhất và đang có
nguy cơ ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông; nếu như không xây dựng
đường sắt đô thị để đáp ứng nhu cầu đi lại trên tuyến này phải đầu tư
hệ thống 5.000 xe buýt/ngày với thời gian giãn cách 10 giây trong suốt
giờ cao điểm và dự báo đến năm 2020 cần khoảng từ 6.000 đến 10.000 xe
buýt/ngày. Điều đó cho thấy trên hành lang tuyến đường này, không thể
giải quyết nhu cầu giao thông bằng xe buýt, tình hình tắc nghẽn xe cộ
và tai nạn giao thông sẽ rất nghiêm trọng, môi trường đô thị suy giảm,
ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế thành phố. Nếu được đầu tư xây
dựng, tuyến đường sắt đô thị Bến Thành-Suối Tiên, đến năm 2020, sẽ trở
thành xương sống trong vận chuyển hành khách công cộng với 526.000
khách/ngày.
Việc triển khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh,
tuyến Bến Thành - Suối Tiên sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các
đô thị dọc tuyến trên địa bàn các quận 2, quận 9 và Thủ Đức của thành
phố Hồ Chí Minh và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trong tương lai khi
tuyến đường sắt này được xây dựng nối dài đến thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai, các khu đô thị mới hình thành, phát triển nhanh sẽ tạo điều
kiện thuận lợi để tăng doanh thu trong khai thác vận hành tuyến đường
sắt này.
Kết quả phân tích dự báo trên đã làm rõ sự cần thiết đầu tư Xây dựng
tuyến đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Suối
Tiên, góp phần thúc đẩy Thành phố Hồ Chí Minh phát triển bền vững, xứng
đáng là đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nội dung và quy mô xây dựng :
Tuyến đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối
Tiên dài 19,7 Km thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh và một phần cuối
tuyến thuộc địa phận tỉnh Bình Dương, bao gồm các đoạn:
- Đoạn đi ngầm từ Km 0+245 đến Km 2+246, bắt đầu từ Ga số 1 (trước chợ
Bến Thành), đi theo đường Lê Lợi gồm 02 tuyến đường hầm đơn chạy song
song, khoảng cách giữa 02 tim đường là 8,8m. Từ Ngã tư Lê Lợi/Pasteur
(Km 0+534), chuyển sang chạy trùng tim (hầm trên, hầm dưới) qua khu vực
(bên hông) Nhà hát thành phố, trụ sở Công ty Điện lực Sài Gòn; theo
đường Nguyễn Siêu qua trụ sở FAFILM. Đến Km 1+123 chuyển lại sang chạy
song song, khoảng cách giữa 02 tim đường là 13m. Từ sau Ga số 3 (ga Ba
Son), tuyến chuyển từ đi ngầm sang đi trên cao tại Km 2+260.
- Đoạn đi trên cao từ Km 2+346 đến Km 19+501,72, tuyến đi theo rạch Văn
Thánh, qua sát hồ Công viên Văn Thánh, vượt qua đường Điện Biên Phủ và
sông Sài Gòn (tại vị trí cách tim cầu Sài Gòn hiện hữu 36,78m về phía
thượng lưu); sau đó đi tiếp trong hành lang phía Bắc của xa lộ Hà Nội,
vượt sông Rạch Chiếc (tại vị trí cách tim cầu 42,63m về phía thượng
lưu); tiếp tục theo hành lang xe điện thuộc hành lang phía Bắc xa lộ Hà
Nội hiện hữu (trong lộ giới xa lộ Hà Nội); đến khoảng Km 18+535 tuyến
tuyến vượt sang phía Nam xa lộ Hà Nội để vào Ga số 14 (ga Bến xe Suối
Tiên, Km 18+905) và có tuyến rẽ phải vào depot Long Bình.
Dự án metro của TP.HCM có tổng mức đầu tư khoảng 965,3 triệu USD, trong
đó vốn đối ứng của thành phố chiếm 30%. Phần còn lại dự kiến sẽ vay từ
Ngân hàng ADB và vay ODA từ Chính phủ Đức và Áo, trong đó phần vay từ
Chính phủ Đức dự kiến khoảng 222,3 triệu USD. (Theo Tuoi Tre)
|
Views: 603 |
Added by: quang
| Rating: 0.0/0 |
|
|
|