Đá để pha trà là thứ đá cây
được xếp ngổn ngang dưới nền nhà... Còn nước để pha là nước lã, thực chất là
nước giếng khoan chứ không phải là nước máy.
Ở TP.HCM, trà đá thường là thức
uống miễn phí. Có lẽ chính đặc tính miễn phí này đã dẫn đến "công nghệ” làm trà
đá hết sức mất vệ sinh tại nhiều quán ăn bình dân.
"Công thức" trà đá
Không tin vào "công thức” trên do
một người từng làm tiếp viên quán cà phê "bật mí”, nhưng lại bán tín bán nghi
trước lời giải thích của người này: "Hàng ngày quán cà phê tiêu thụ bao nhiêu
trà đá, lại hoàn toàn miễn phí, ai hơi đâu mà đun nước sôi để nguội rồi pha
trà”, PV quyết định xin làm phục vụ tại một quán nhậu để tìm hiểu thực hư.
|
Trà đá = nước lã + đá + nước cốt trà |
Sau hai ngày trong chân phục
vụ tại một quán nhậu ở Thủ Đức, được trực tiếp làm nhân viên pha chế… trà
đá, tôi choáng váng vì nhận ra thức uống "thơm ngon lại miễn phí” mà hàng
ngày bao nhiêu "thượng đế” vẫn dùng thực tế chỉ là nước lã có pha trà.
Trà để đun lấy nước cốt là loại
trà cám rẻ tiền. "Tiền đâu mà mua trà sen, trà nhài. Mấy ổng nhậu vô rồi trà
gì chẳng như nhau" – bà chủ quán bật mí. Để đánh lừa khứu giác của thực
khách, chủ quán cho pha thêm một ít trà nhài để tạo mùi thơm dễ chịu.
"Thùng trà” kế miệng… bồn cầu!
Kinh hoàng nhất là công đoạn "pha
trà". Một chiếc thùng chứa nước lớn đã xỉn màu được xả đầy nước giếng khoan đặt
trong…nhà vệ sinh của quán.
Trà cốt được chế vào theo đúng tỉ
lệ. Sau đó, cây đá to bự được đặt nguyên vào giữa thùng nước trà (đá cây vốn
được dùng để ướp lạnh thực phẩm chứ không được phép dùng để uống trực tiếp).
|
Một thùng trà đá được đặt kế bên miệng… bồn cầu |
Để đánh lừa thực khách, trà
được pha bằng nước tinh khiết, chủ quán thực hiện khâu "nước cũ bình mới":
Hỗn hợp trà cốt + nước lã được rót vào một chiếc bình 20 lít đựng nước uống
đóng chai trông rất… hợp vệ sinh. Sau khi được đổ đầy trà, bình này được đặt
ngay ở quầy pha chế, chế biến đồ ăn của quán.
Bác sĩ Lê Văn Nhân - Phó Giám đốc
Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM cho biết, nước đá bẩn là nguồn lây bệnh nguy
hiểm. Trong đó các loại vi khuẩn phổ biến như E.Coli, Staphylococcus aureus (tụ
cầu vàng) là nguyên nhân gây nhiều bệnh như tả, lị, thương hàn, nhiễm trùng…
Luật không sát, khó quản lý
Không phải quán nhậu, quán nước,
quán ăn nào cũng sử dụng đá tinh khiết để pha chế đồ uống. Nhiều quán sử dụng
chính đá cây để pha đồ uống cho khách. Việc quản lí các cơ sở sản xuất đá tinh
khiết đã khó, việc quản lí các cơ sở sản xuất đá cây còn khó hơn do hiện nay có
rất nhiều cơ sở nhỏ lẻ mọc lên.
Nước để pha trà mất vệ sinh, đá
để pha trà cũng không hề tinh khiết, trà đá trở thành hỗn hợp nước uống hết sức
mất vệ sinh.
|
Sau khi đã được "pha chế”, hỗn hợp đá + nước cốt trà + nước lã
được cho vào bình đựng nước uống đóng chai để đánh lừa thực
khách |
Bác sĩ Nhân cho biết, hiện
nay vẫn chưa có quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất
nước đá.
Để kiểm tra và xử phạt các cơ sở
sản xuất nước đá mất vệ sinh, phải dựa vào các quyết định sau: quyết định số
01/2005/QĐ-BYT ngày 7/1/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định
điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải
khát” (tức là coi nước đá như một loại nước giải khát – PV);
Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT ngày
28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định về các điều kiện
vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm” (tức là coi nước đá như một
loại thực phẩm – PV).
Ngoài ra, nước để làm đá phải đảm
bảo Tiêu chuẩn Việt Nam 6096:2004 về nước uống đóng chai.
Như vậy, chỉ riêng về nước đá đã
có tới 3 quy chuẩn để quy định chất lượng, nhưng việc kiểm tra, xử lí các trường
hợp vi phạm vệ sinh trong quá trình sản xuất vẫn không dễ dàng.
|