Trên thị trường hiện nay xuất
hiện nhiều loại miếng dán được quảng cáo là giúp thải độc cơ thể khi dán vào gan
bàn chân. Thực tế, những miếng dán có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng
này không thể hút cặn bã và chất độc, mà còn có thể gây độc thêm cho cơ thể.
Lập lờ quảng cáo
BS Đào Bá Vy, nguyên Trưởng khoa
Vật lý trị liệu, Bệnh viện 354 cho biết, từ cổ chân trở xuống có 66 huyệt vị,
người xưa đi chân trần, các rễ cây, sỏi, đá luôn va chạm, chà xát, kích thích
các huyệt này, nhờ đó mà nâng cao được sức khoẻ, phòng và chống được bệnh tật.
Điểm tận cùng của tất cả các dây
thần kinh trong cơ thể đều dồn tập trung vào lòng bàn chân, do đó lòng bàn chân
là nơi phản chiếu cảm ứng đau ở vùng đại diện chỗ cơ quan đang có bệnh...
|
Nếu không cẩn thận, miếng dán có
thể gây kích ứng, nhiễm độc da tại chỗ dán |
Tuy nhiên, lợi dụng nguyên lý
này, trên thị trường hiện đang xuất hiện một số loại miếng dán được quảng
cáo là có thể hấp thụ các chất thừa, chất cặn bã có hại trong cơ thể qua các
huyệt đạo dưới gan bàn chân, giúp tăng cường lưu thông huyết mạch, làm sạch
máu, giảm những chỗ đau, chỗ sưng tấy, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ
thể...
Chiêu bài lập lờ của các quảng
cáo này là giới thiệu lồng ghép sản phẩm trên cơ sở dẫn ra những nguyên lý có vẻ
rất khoa học, ví dụ như "gan bàn chân, nơi có hơn 60 huyệt đạo thông với 360
huyệt đạo trên cơ thể, được cả nền y học phương Đông lẫn phương Tây nhìn nhận là
nơi phản ánh sức khoẻ của con người, nó còn được coi là "trái tim" thứ 2 của cơ
thể...".
Sau khi dán vào gan bàn chân 6
tiếng, các hạt trắng ở những miếng dán này sẽ chuyển sang màu tối, đen xám hoặc
thay đổi nhiều màu sắc khác nhau, tùy theo từng loại sản phẩm.
Điều đó được các nhà kinh doanh
cho rằng là sự phản ánh tình trạng sức khoẻ không tốt của người sử dụng. Các màu
sắc đó chính là các chất cặn bã được đào thải ra khỏi cơ thể.
Chỉ là quảng cáo "trên trời"
BS Đào Bá Vy khẳng định, gan bàn
chân chỉ là nơi biểu hiện các dấu hiệu thương tổn của một cơ quan, bộ phận nào
đó.
Việc day, bấm các huyệt vị ở lòng
bàn chân để tìm những vùng có cảm ứng đau tương ứng với các cơ quan, bộ phận cơ
thể có thương tổn thực sự có tác dụng giúp chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh.
Việc day, bấm huyệt này sẽ giúp
tác động lên hệ thống dây thần kinh dẫn đến các cơ quan, bộ phận đó và giúp cải
thiện tình trạng bệnh, chứ thực tế, không phải các thương tổn đó đều dồn về gan
bàn chân và có thể hút ra được.
Theo BS Vy, chỉ có tác động day,
ấn, bấm huyệt hoặc chà xát mạnh ở những vùng có cảm giác đau mới có tác dụng hỗ
trợ điều trị thương tổn ở bộ phận đó, chứ ông chưa hề được biết đến liệu pháp
chỉ dùng miếng dán để hút độc.
Mặc dù chưa thể hiểu được nguyên
nhân nào làm đổi màu miếng dán đó, nhưng chắc chắn những tác dụng như quảng cáo
là không thể có. Thậm chí việc sử dụng các miếng dán đó nếu không cẩn thận có
thể gây kích ứng, nhiễm độc da tại chỗ dán.
Chỉ
là trò "phù thủy"
Lương y Vũ Quốc Trung
cho biết, trong y học cổ truyền cũng có
nhiều loại lá thuốc mà khi ngâm chân
hoặc giã nát để đắp cũng có tác dụng hút
chất độc, nhưng hoàn toàn không theo
cách như những loại miếng dán này.
Các miếng dán này có
thể được "phù phép" bằng hóa chất để đổi
màu như vậy, chứ thực tế không thể có
tác dụng đó.
Nhà sản xuất và kinh
doanh đã lợi dụng lòng bàn chân với
những huyệt đạo là đường đi của các khí
vào cơ thể và là điểm nút quan trọng của
sự lưu thông khí huyết để đưa ra quảng
cáo phi lý này.
|
|
|